Series SIÊU ÂM SẢN KHOA VÀ NHỮNG BĂN KHOĂN CỦA MẸ BẦU_Phần 1

Hầu như không có thai phụ nào chưa từng siêu âm trong suốt thai kỳ của mình. Thậm chí, mẹ và bé trải qua nhiều lần siêu âm kiểm tra ở các cột mốc khám thai quan trọng. Trong quá trình siêu âm, các mẹ bầu sẽ có trải qua những chỉ định thực hiện nhiều kỹ thuật siêu âm: siêu âm đầu dò, siêu âm Doppler (siêu âm màu) hay siêu âm 3D, 4D…

Cũng có những gia đình lo ngại rằng, SIÊU ÂM THAI NHIỀU LẦN, LIỆU CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ KHÔNG TỐT ĐẾN SỨC KHỎE MẸ VÀ BÉ TRONG BỤNG KHÔNG? Hay có những LƯU Ý GÌ KHÔNG?

Bản chất của siêu âm là sóng âm thanh có tần số cao hơn so với những âm thanh mà người có thể nghe được (> 20,000 Hz), trong y khoa thường từ 1 đến 12 Mega Hertz (MHz). Khi bác sĩ dùng đầu dò để tì sát lên da, nó phát ra các làn sóng siêu âm vào . Đầu dò cũng thu nhận siêu âm phản hồi từ mô, được máy phân tích tạo thành hình ảnh có thể thấy được trên màn hình.

Hiện nay, khoa học chưa có bằng chứng siêu âm gây hại cho cơ thể sống. Bản chất của siêu âm là sóng âm thanh có tần số rất cao (vượt quá ngưỡng nghe được) nên hoàn toàn vô hại.

Tuy nhiên, cũng có những LƯU Ýkhi thai nhi mới được 1 - 2 tháng (hoặc dưới 10 tuần) thì khuyến cáo không nên làm siêu âm Doppler màuBởi kỹ thuật này có tác dụng nhiệt khiến chúng ta lo ngại sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi vì đây là thời điểm hình thành các cơ quan quan trọng.

Hẹn gặp các gia đình ở những phần tiếp theo của Series các bài viết về Siêu âm sản khoa của các bác sĩ Phương Châu.

Wildcard SSL